Múa lân Trung thu là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam vào dịp tết này. Loại hình biểu diễn nghệ thuật múa lân thường thu hút đông đảo người xem ở các khu phố. Đây không chỉ là một hoạt động giải trí dành cho tất cả mọi người mà còn gắn kết được tình cảm cộng đồng.
Tìm hiểu nguồn gốc của múa lân Trung thu
Múa lân thường được biểu diễn vào những dịp lễ Tết, trong đó có Trung thu. Loại hình nghệ thuật này như một lời chúc bắt nguồn từ bộ môn nghệ thuật múa dân gian đường phố Trung Quốc.
Theo quan niệm của đất nước tỷ dân, Lân – Sư – Rồng là bộ 3 con thú tượng trưng cho sự hạnh phúc, thịnh vượng,… Từ ngày văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam, múa lân Trung thu cũng trở nên phổ biến hơn.
Hình ảnh con lân và ông địa có nguồn gốc từ một câu chuyện cổ của Trung Hoa. Vào thời sơ khai có một con thú vào rằm tháng Tám là khiến dân làng hoảng sợ. Một hôm, có nhà sư ở vùng đất xa xôi tới để giúp dân trừ ác thú.
Nhà sư này cho đệ tử bụng to, tay cầm quạt thần, mặc đồ đỏ để xua đuổi ác thú. Những đệ tử khác thì đánh trống khua chiêng dồn dập. Từ đó, sau những lần cải biến, tục múa lân trở thành bộ môn nghệ thuật dân gian để cầu an lành.
Giải mã ý nghĩa của múa lân Trung thu
Ý nghĩa múa lân Trung thu không chỉ nằm ở việc nó là môn nghệ thuật mà còn là lời cầu chúc thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm. Tùy theo mùa lễ hội cũng như không gian mà Lân – Sư và Rồng sẽ có những bài múa khác nhau.
Tên gọi của bộ môn này cũng khác nhau tùy vào vùng miền. Ví dụ như miền Bắc thường được gọi là múa sư tử, miễn Nam gọi là múa lân. Múa lân thường biểu diễn vào trước tết Trung thu – khoảng đêm 12, 13 âm lịch và đêm 14, 15 âm lịch là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong dịp lễ này.
Tại Việt Nam, rước đèn múa lân Trung thu là một niềm vui khó có thể thiếu của trẻ em và trở thành phần ký ức tuyệt vời của tuổi thơ. Vào rằm tháng Tám, đường phố tràn ngập lồng đèn, nhộn nhịp với tiếng trống vang khắp trời tạo niềm vui cho mọi người.
Việt Nam khi xưa là một nước nông nghiệp trồng lúa nước, khi hầu hết thời gian đều trên cánh đồng thì chỉ có Trung thu là dịp cả gia đình rảnh rỗi cùng con cháu trò chuyện, hòa vào khí sắc đất trời. Những chú lân lúc này như lời cầu chúc và xua đuổi điềm xấu, mang lại điềm may cho vụ mùa bội thu, khởi sắc.
Giới thiệu chi tiết từ A đến Á về múa lân Trung thu
Ngoài ý nghĩa của múa lân Trung thu, các bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết về loại hình nghệ thuật này một cách chi tiết hơn. Những thông tin giới thiệu múa lân Trung thu bên dưới sẽ giúp bạn biết rõ hơn về truyền thống dân gian này.
Các địa điểm, sự kiện tổ chức
Múa lân là một phần khó có thể thiếu trong những lễ hội – đặc biệt là Tết Trung thu ở Việt Nam. Mỗi năm có hàng ngàn sự kiện diễn ra tại những thành phố lớn nhỏ, thu hút đông đảo người dân. Dưới đây là một số địa điểm, sự kiện tổ chức:
Tại những thành phố lớn:
- Hà Nội: Phố đi bộ Hồ Gươm, những công viên lớn như Hồ Tây, Thủ Lệ, thiên đường Bảo Sơn,… thường xuyên tổ chức những buổi diễn múa lân.
- Hồ Chí Minh: Những khu vực như phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành hay các trung tâm thương mại lớn.
- Đà Nẵng: Các con phố trung tâm, bãi biển cùng các lễ hội địa phương.
- Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ với nhiều lễ hội truyền thống.
Ngoài ra, các khu phố cổ như Hội An, phố cổ Hà Nội thường tổ chức rước đèn và múa lân vào dịp Trung thu.
Các sự kiện tổ chức múa lân nổi bật:
- Lễ hội Thành Tuyên: Là một trong những lễ hội Trung thu lớn nhất tại Việt Nam với những màn biểu diễn múa lân hoành tráng.
- Rước đèn ở Hội An: Phố cổ Hội An tổ chức rước đèn lồng và múa lân, tạo ra một không gian huyền ảo và lung linh.
- Các sự kiện tại trung tâm thương mại và các trường học: Nhiều trường học và trung tâm thương mại tổ chức các hoạt động múa lân dành cho học sinh.
Đội hình của một đoàn múa lân Trung thu
Một đoàn múa lân dịp Trung thu thường có đội hình khá đa dạng và bao gồm nhiều nhân vật, nhạc cụ khác nhau nhằm tạo nên được một màn biểu diễn hấp dẫn và sinh động. Một số yếu tố thường thấy trong đội hình múa lân gồm có:
- Lân: Là nhân vật trung tâm của đoàn múa, đầu lân thường làm bằng chất liệu bền, nhẹ có trang trí sặc sỡ với nhiều hình dạng khác nhau. Người múa lân phải đảm bảo sức khỏe tốt, khéo léo và có khả năng phối hợp với âm nhạc một cách nhịp nhàng.
- Ông Địa: Là một nhân vật hài hước, thường xuất hiện cùng lân trong các buổi diễn. Nhân vật này có bụng phệ, mặc áo màu sặc sỡ và cầm trên tay một chiếc quạt mo.
- Người đánh trống, khua chiêng: Đảm bảo nhiệm vụ tạo nên nhịp điệu cho toàn bộ màn múa lân.
- Người hỗ trợ: Là người giúp đỡ những thành viên khác trong quá trình biểu diễn.
Trang phục và đặc điểm của dàn múa lân Trung thu
Được biểu diễn phổ biến tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trang phục múa lân được các dàn múa sử dụng trong các buổi biểu diễn chỉ có thể làm và tùy chỉnh ở các cửa hàng đặc trưng trong khu vực châu Á.
Nếu như bạn ở những quốc gia nước ngoài không thuộc châu Á thì chi phí nhập khẩu cho các bộ trang phục này cũng khá cao. Tại một vài quốc gia như Malaysia có thể sẽ có sẵn trang phục và nhạc cụ do có dân số Trung Quốc với số lượng đáng kể.
Đạo cụ sử dụng trong lễ múa
Là hình thức biểu diễn nghệ thuật truyền thống đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác, âm thanh và cả đạo cụ. Đạo cụ trong múa lân đóng vai trò rất quan trọng cho việc tạo dựng hình ảnh, âm thanh và không khí cho màn biểu diễn. Một số đạo cụ thường được sử dụng bao gồm:
- Đầu lân: Là những đạo cụ quan trọng nhất, tạo hình ảnh đặc trưng cho màn múa. Đầu lân thường làm bằng chất liệu bền nhẹ, trang trí cầu kỳ và nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Trống: Nhạc cụ chủ đạo, tạo nên nhịp điệu cho toàn bộ màn diễn. Tiếng trống thùng thình vang vọng tạo không khí hào hùng, sôi động.
- Chiêng: Có vai trò hòa nhịp cùng tiếng trống. tạo nên âm thanh vang dội và tăng sự linh động cho màn biểu diễn.
- Quạt: Là đạo cụ biểu diễn của ông Địa.
- Mặt nạ ông Địa: Thường làm từ bìa, giấy và vẽ hình mặt ông Địa.
Trên đây là những thông tin về múa lân Trung thu mà bạn có thể tham khảo mà Blog Cốc Cốc đã sưu tầm được. Loại hình biểu diễn này đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng ở Việt Nam. Các đội múa lân thường biểu diễn ở các khu phố náo nhiệt… Đây không chỉ là một hoạt động giải trí vào rằm tháng Tám mà còn là dịp cho mọi người sum họp.
Xem thêm:
- Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu
- Nhạc Trung thu được các bạn trẻ Gen Z ưa chuộng nhất hiện nay
- Tổng hợp 15 bài thơ về Tết Trung thu hay và ý nghĩa nhất