Một số hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh là rất thường gặp. Nấm miệng ở trẻ thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ đồng thời cũng ít lây lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nấm miệng kéo dài đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, làm cho trẻ khó chịu và quấy khóc.

Khi bị nấm miệng, hiện tượng xuất hiện những mảng trắng hình tròn và nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc thậm chí môi. Những đốm trắng này rất khó vệ sinh và làm sạch. Sau khi cố gắng cạo bỏ được những đốm trắng này sẽ thấy bên trong miệng trẻ xuất hiện nhiều nốt màu đỏ.

Nấm miệng thường không gây ra đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, những đốm trắng này có thể sẽ làm trẻ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc và khi bú sữa sẽ bị đau. Khi tình trạng nấm miệng không được điều trị sớm, nấm mọc càng dày hơn và thậm chí có thể lây lan rất nhanh chóng xuống cổ họng, khí quản, thực quản… gây viêm phổi, tiêu chảy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh1 Mảng trắng hình tròn và nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng

Nguyên nhân nấm miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấm Candida Albicans được cho là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng ở sơ sinh. Loại nấm này thường chung sống hòa bình trên cơ thể của con người và ít khi gây hại nếu được duy trì thể trạng ở mức độ cân bằng. Tuy nhiên, một vài yếu tố thuận lợi sẽ làm cho nấm Candida phát triển một cách quá mức và gây ra nấm miệng trẻ sơ sinh. Dưới đây là những yếu tố thuận lợi được cho là nguyên nhân gây nấm miệng:

Hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nấm miệng rất cao do hệ thống miễn dịch của cơ thể còn non yếu. Đặc biệt đối với những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương hoặc trẻ có sử dụng corticoid đường hít kéo dài trong việc điều trị hen suyễn nhưng không súc miệng sau khi sử dụng.

Người mẹ bị nhiễm nấm sinh dục khi mang thai

Nếu người mẹ bị nhiễm nấm sinh dục trong thời kì mang thai, khi chuyển dạ chưa được điều trị dứt điểm có thể lây sang cho bé nếu sinh qua đường âm đạo.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh2 Nấm Candida Albicans được cho là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng ở sơ sinh

Do trẻ sử dụng kháng sinh

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi ở trẻ nhỏ cũng làm tăng nguy cơ bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Lúc này, kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và nấm có hại, gây ra bệnh nấm miệng do nấm Candida.

Ngoài ra bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh còn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Khoang miệng của trẻ sơ sinh là nơi rất dễ bị đóng cặn sữa sau khi bú. Nếu miệng trẻ không được mẹ vệ sinh thường xuyên, bệnh nấm miệng rất dễ phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, khi trẻ ngậm hoặc bú các dụng cụ như ti giả, vòng ngậm nướu... cũng có nguy cơ bị nhiễm vi nấm.

Triệu chứng nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Ở những giai đoạn đầu, bệnh lý này vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào để có thể nhận biết. Đến lúc tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn, một trong nhưng triệu chứng sau sẽ xuất hiện ở trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Trên lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu răng… xuất hiện những mảng màu trắng hoặc màu vàng.
  • Miệng của trẻ có thể bị tấy đỏ, đau nhức ảnh hướng đến việc bú, nuốt…
  • Một số trường hợp xuất hiện chảy máu nhẹ đối với những nơi nhiễm nấm có bị cọ xát.
  • Khóe miệng của trẻ có xuất hiện tình trạng nứt, đỏ, khô.
  • Một số trẻ bỏ bú do miệng mất đi vị giác.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh gây khó khăn cho việc bú. Một số trẻ đau và mệt mỏi thường quấy khóc ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của những thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh bạn đọc có thể tham khảo.

Trên lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu răng… xuất hiện những mảng màu trắng.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh3 Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Miệng của trẻ có thể bị tấy đỏ, đau nhức ảnh hướng đến việc bú, nuốt.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh4 Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ ngay để điều trị dứt điểm. Thông thường, có 2 loại thuốc dùng để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh:

  • Thuốc Miconazole: Loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng, có tác dụng tiêu diệt các tế bào nấm bên trong khoang miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng.
  • Thuốc Nystatin: Thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng bột hòa tan trong nước dùng để rơ miệng cho trẻ trong trường hợp không dùng Miconazole.

Cách chăm sóc miệng khi bị nấm ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ bị tái nhiễm. Do đó, bệnh cần điều trị triệt để, tuân thủ sử dụng thuốc trong khoảng 10 ngày và đôi khi một số trường hợp cần phải điều trị ở cả người mẹ nếu trẻ đang bú mẹ. Cách chăm sóc cụ thể như sau:

  • Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để khoang miệng cũng như lưỡi luôn trong trạng thái sạch sẽ, tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, tuyệt đối không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có nguy cơ bị ngộ độc những thành phần có trong mật ong.
  • Cần vệ sinh các dụng cụ núm ti bằng cao su, đồ dùng ăn uống và đồ chơi... Nếu trẻ sơ sinh bị hen suyễn và có sử dụng corticoid dạng hít, mẹ nên cho bé súc miệng ngay sau khi sử dụng thuốc.
  • Nếu trẻ sơ sinh đang trong thời gian bú mẹ, việc xây dựng chế độ ăn uống của mẹ cũng đặc biệt chú ý. Lúc này, mẹ cần hạn chế ăn những thức ăn quá nhiều đường như bánh quy, kẹo ngọt; những thực phẩm nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu; những loại hại sản có nguy cơ gây dị ứng, ngứa ngày và làm cho trẻ càng khó chịu hơn.
  • Mẹ có thể bổ sung vitamin C và sữa chua vào chế độ ăn uống để tăng cường miễn dịch cũng như tăng cường vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh5 Mẹ có thể bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bệnh nấm miệng tuy không nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh nấm miệng, mẹ nên nhanh chóng thực hiện những bước điều trị bệnh, trong trường hợp bệnh không thuyên giảm nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Admin

Link nội dung: https://caigihay.vn/mot-so-hinh-anh-nam-mieng-o-tre-so-sinh-1732517108-a10130.html