Quan Công – Quan Vân Trường là ai?
Tranh Quan Vân Trường – Quan Vũ (162-220) là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Ông là nhân vật có tầm ảnh hưởng sau rộng nhất cho đến ngày nay.
fanpage: https://www.facebook.com/caotoanphat.furniture
Tham khảo thêm mẫu Tranh Tam Quốc
Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, qua điển tích nổi tiếng Kết Nghĩa Vườn Đào. Người đứng đầu trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Quan Vũ là được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh. Ông được người đương thời nhận xét là “sức địch vạn người, hổ thần một thời. Có phong độ quốc sĩ”, “có tài và có nghề”.
Ông là người có lòng can đảm, tôn sùng lễ giáo, hào hiệp trượng nghĩa. Sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được người dân đánh giá rất cao. Ngay cả Tào Tháo cũng khâm phục và coi ông là một “nghĩa sĩ thiên hạ”. Ông được người đời sau coi là một biểu tượng của những đức tính tốt đẹp. Tiêu biểu là “Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục”.
Qua các điển tích đời sau, ông được phong Thánh và được gọi là Quan Công. Hình ảnh của ông xuất hiện nhiều trong chùa, đền như một vị Hộ Pháp. Ông cũng được làm miếu thờ rộng rãi ở các nước khu vực Đông Á.
Ý nghĩa bức tranh Quan Vân Trường – Quan Công
Ai thiếu gì thì mong cầu cái đó. Ý nghĩa ban đầu của việc thờ Quan Công có lẽ là vì sự kính ngưỡng chữ Tín, chữ Nghĩa. Của một bậc chính nhân quân tử, để nhắc nhở người làm ăn dù bán buôn cũng phải luôn tôn trọng Tín Nghĩa. Về sau này, khi đạo đức nhân loại dần suy đồi, người ta đặt danh lợi lên trên hết. Họ thờ phụng Quan Vũ như Thần tài bảo hộ cho lợi ích làm ăn của mình.
Làm kinh doanh coi trọng nhất là chữ Tín.
khi Quan Vũ ở chỗ của Tào Tháo vẫn không quên Lưu Bị, lúc nào cũng chuẩn bị rời đi, đối với Lưu Bị trung thành tuyệt đối. Dù được Tào Tháo thưởng tiền vàng, Quan Vũ vẫn ý thức rằng không nên chấp nhận sự giàu có bất chính. Khi rời đi, ông để lại tất cả tiền vàng và con dấu. Tinh thần này rất được tôn sùng trong thương đạo.
Một lần bất tín vạn lần bất tin. Đó là điều mà những người làm kinh doanh luôn xây dựng chữ Tín. Một khi mất đi sẽ rất khó có thể làm lại được. Nên giữ gìn và phát huy, không nên để mất đi mới tìm lại.
Sống ở đời quan trọng nhất chữ Nghĩa
Ở Quan Vũ có đầy đủ chữ Nghĩa của quân thần và Nghĩa huynh đệ. Tiểu biểu cho đức tính đó thể hiện qua 3 điều kiện với Tào Tháo khi lâm nguy. Điều 1: hàng Hán không hàng Tào. Danh nghĩa không thể bị ảnh hưởng dù cho thân ở tại Tào doanh, một lòng hướng về Hán Thục. Điều 2: Có chỗ ở riêng cho ông và 2 vị phu nhân Lưu Bị. Không để mang tiếng xấu cho ai. Sẽ trở về với Hán Thục khi có tin. Nợ ân tình, trả ân tình. Có nợ có báo đáp. Nhưng vẫn một lòng vì lời thề vườn đào năm xưa với Lưu Bị và Trương Phi
Trí – Dũng song toàn
Nói về Dũng thì Quan Công là hàng võ thần nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc khó ai sánh bằng. Điển tích tiêu biểu như “Cạo xương trị thương”, ” Qua 5 ải chém 6 tướng “. Ông là người đứng đầu Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục Hán. Trong tay thanh đao Thanh Long Yển Nguyệt tạo nên hình ảnh vô địch. Sau khi hiển Thánh, hình ảnh của ông được thờ trong chùa, đền như một vị hộ pháp. Cùng với đó trong nhân dân cũng treo hình ảnh của ông đề trừ tà ma, trộm cắp, tiểu nhân. Năng lượng từ ông được phát ra là vô cùng mạnh, ở đâu có tranh hoặc tượng của ông là nơi đó yên bình.
Ông không chỉ có Dũng và về Trí cũng vô cùng nổi tiếng. Ông cai quản thành Kinh Châu trọng yếu trong thời gian dài, xã hội yên bình thịnh trị. Ông cò có tài làm kế toán rất giỏi. Phương pháp ghi chép rõ ràng mà đơn giản này cũng rất được lưu truyền trong giới thương nhân. Sau này được những thương gia đời sau sử dụng rộng rãi được gọi là “Thương dụng bác ký pháp”. vì vậy thương nhân khi thờ ông đều mong cầu được những đức tính tốt đẹp của ông. Được ông bảo trợ, làm ăn thuận lợi.
Những điển tích nổi tiếng của Ông
Kết nghĩa vườn đào
Kết nghĩa vườn đào – Điển tích này có nghĩa là nổi tiếng nhất trong Tam Quốc. Hình ảnh kết nghĩa vườn đào của 3 anh em Lưu – Quan – Trương đã đặt nền móng cho sự hình thành nên nhà Thục Hán sau này. Ý nghĩa cho tình anh em và nghĩa quân thần son sắc thủy trung.
Tam Anh chiến Lữ Bố
Tam Anh chiến Lữ Bố tại Trận Hổ Lao Quan là một trận chiến thời Tam Quốc Diễn nghĩa. Trận đánh mô tả về cuộc chiến giữa thế lực quân sự do lãnh chúa Đổng Trác chỉ huy chống lại liên minh 18 lộ chư hầu (liên minh Quan Đông) do Viên Thiệu làm minh chủ. Trận đánh được hư cấu trên sự kiện chiến dịch chống lại Đổng Trác của các chư hầu vào năm 190. Trong trận đánh Hổ Lao Quan, đã mô tả lên hình ảnh hào hùng của các vị tướng. Đặc biệt là trận đọ sức trực tiếp nổi tiếng giữa Lã Bố chống lại ba anh em Lưu Quan Trương. Lịch sử còn gọi là Tam anh chiến Lã Bố còn lưu truyền tới bây giờ
Tam cố thảo lư
Tam Cố Thảo Lư – Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị một lòng vì nước, vả lại còn thành khẩn mời ông ra giúp, bèn đem hết sức lực mình ra giúp Lưu Bị kiến lập nhà Thục Hán.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” nhân chuyện Lưu Bị ba lần đi thỉnh Gia Cát Lượng mà gọi là “ba lần tới nhà cỏ”. Trong “Xuất Sư Biểu” nổi tiếng của Gia Cát Lượng cũng có câu : “Tiên đế không coi thần là thấp hèn, mà tự cúi mình ba lần đến nhà cỏ…” Do đó, người đời sau thấy ai đi mời thỉnh người mà họ kính trong giúp việc. Mời luôn mấy lần, bèn dẫn dụng câu thành ngữ này để chỉ sự khao khát và thành khẩn của người đi mời thỉnh. Cũng là ý không thẹn cúi mình cầu người tài giỏi.
Qua 5 ải chém 6 tướng
Quan 5 ải chém 6 tướng là nỗi oan của Quan Công cũng, một nỗi oan đặc biệt. Làm công việc vì chủ tướng nhưng lại bị rơi vào hoàn cảnh éo le trái với khí phách của kẻ anh hùng. Phải tự minh oan bằng tài nghệ và lòng dũng cảm phi thường nhưng không hề mảy may nửa lời oán trách. Vẫn một mực đối đãi chu toàn trên dưới, không bao giờ cô phụ chủ tướng, anh em – Đó là: “Nghĩa”.
Cạo xương trị thương
Hoa Đà Cạo Xương Trị Thương cho Quan Công. Trong một cuộc chiến, Quan Vũ bị một mũi tên độc bắn trúng cánh tay phải. Thầy thuốc nổi tiếng nhất thời đó là Hoa Đà đã rạch một vết mổ ở cánh tay phải của ông và nạo độc ra khỏi cơ và xương. Trong tiếng cạo xương ken két, Quan Vũ vẫn uống rượu và chơi cờ khiến bao người nể phục.
Đơn đao phó hội
Coi rẻ Đông Ngô tựa trẻ thơ,
Một đao tới hội mấy ai ngờ,
Anh hùng chí khí lừng trên tiệc,
Gấp mấy Tương Như ở Hám Trì.
Điển tích Đơn Đao Phó Hội, Quan Công một mình một đao đến Đông Ngô dự tiệc. Thể hiện trí dũng song toàn khiến nhà Đông Ngô dù có chuẩn bị trước cũng không làm gì được ông.
Ngũ Hổ tướng
Ngũ Hổ Tướng là chức danh hư cấu để gọi 5 vị tướng của Thục Hán là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
Trấn giữ Kinh Châu
Quan Công trấn ải – Sau trận Xích Bích đại thắng của liên minh Đông Ngô – Hán Thục. Thành Kinh Châu 5 quận được nhà Thục Hán cai quản. Ban đầu do Khổng Minh Gia Cát Lượng sau là Quan Công trấn giữ. Câu nói khi một mình tới Đông Ngô là ” Ta còn thì Kinh Châu còn ”
Thanh Long Yển Nguyệt
Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được Quan Vũ sử dụng làm binh khí trong chiến đấu. Chiếc đao này của Quan Vũ có trọng lượng 82 cân thời xưa, tương đương với 49,2 kg. Trong tiểu thuyết có viết, Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã được thợ rèn đệ nhất thiên hạ làm ra. Nó chỉ được rèn vào ngày trăng tròn. Khi Thanh Long Yển Nguyệt Đao vừa được rèn xong. Bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống mưa máu. Các nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh).
Lưu ý treo tranh Quan Vân Trường
Nên treo tranh ở vị trí trên cao, gần cửa ra vào sẽ phát huy tối ưu vai trò bảo hộ.
Thứ nhất, vị trí trên cao khiến bất cứ ai khi bước vào nhà cũng phải ngước nhìn. Điều này còn thể hiện sự oai phong, tầm ảnh hưởng của người chủ.
Thứ hai, treo tranh cao là cách để ngài dễ dàng bao quát xa và rộng. Từ đó bảo vệ ngôi nhà tốt hơn. Tranh Quan Công treo gần cửa thì mọi điều xấu, điều dữ không thể đi vào bên trong nhà.
Đối với các nhà chính trị, kinh doanh đều có thể treo hình Ngài. Nên treo tranh sau lưng, sau bàn làm việc. Để nhận được sự bảo hộ tốt mạnh mẽ nhất từ ngài. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ.
Một số điều cấm kỵ khi treo tranh để tránh không phản tác dụng hoặc phạm phải những điều kiêng kỵ phong thủy:
Không treo tùy tiện, lung tung trong nhà, ngoài sân.
Không treo ở nơi ẩm thấp, tối tăm vì đó là điều bất kính.
Không hướng ngài vào những nơi thiếu trang nghiêm như nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ.
Không cất giấu tranh vào các hộp kín, tủ, két sắt.
Quan Công được phong Thánh
Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng nhiều lần ca tụng và phong tặng những mỹ từ dành cho Quan Vũ. Vua nhà Minh coi ông là vị thần hộ quốc. Triều Thanh phong ông là Trung Nghĩa Thần Võ Linh Hựu Nhân Dũng Uy Hiển Quan Thánh Đại Đế. Đồng thời tôn vinh là Võ Thánh, tức là ngang hàng với danh xưng Văn Thánh của Khổng Tử. Ngay từ thời Đường, ông đã được thờ trong võ miếu, bên cạnh danh tướng nhà Chu là Khương Tử Nha.
Không những thế, hình tượng Quan Vũ còn được thờ cúng phổ biến trong Phật giáo Tạng truyền vùng Tây Tạng. Ông được truy phong là Gia Khâm hộ pháp Quan Vân Trường. Ở Nhật Bản, xuất hiện hàng loạt những miếu thờ Quan Vũ với ý nghĩa là vị thần bảo hộ cho việc học và kinh doanh. Điều này ảnh hưởng từ tín ngưỡng của Đạo giáo lên việc thờ Quan Đế, cho ông là một vị Thần Tài.
Bên cạnh đó, Quan Vũ còn được dân gian thờ phụng như Thần hộ mệnh; giới thương nhân coi ông như thần tài (thuở hàn vi ông từng làm nghề bán đậu phụ); Tầng lớp nho sĩ coi ông như thần văn học (tượng Quan Vũ trên 1 tay có cầm Kinh Xuân Thu); Giới quân sự coi ông như vị thần bảo vệ bản mệnh. Các đao phủ thường giấu đao trong đền thờ ông vì họ cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở oan hồn về báo oán. Mặc dù dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa.