Tại sao kỹ năng giao tiếp được xem là nghệ thuật? Vì sao những người thành công luôn thành thạo kỹ năng giao tiếp? Hãy để Edumall giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong bài viết Nghệ thuật giao tiếp ứng xử giúp bạn thành công.
Là một “phạm trù” rất rộng lớn bao gồm các kỹ năng trong giao tiếp thường ngày và trong công việc để tạo được ấn tượng tốt và tạo được sự tin cậy, đánh giá cao của người khác về bạn.
Nghệ thuật giao tiếp cơ bản gồm ngôn ngữ giao tiếp (lời nói); thái độ, cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ cơ thể); và hành động…
Giao tiếp chính là “kênh truyền thông” cơ bản và duy nhất để mỗi cá nhân có thể kết nối với những người xung quanh. Ngưng giao tiếp đồng nghĩa với một cuộc sống tách rời với thế giới. Tùy vào môi trường sống, môi trường sinh hoạt để có “nghệ thuật giao tiếp” sao cho phù hợp nhất.
Có các môi trường cơ bản trong nghệ thuật giao tiếp như cuộc sống thường ngày, môi trường làm việc, các mối quan hệ khác.
Khi bạn nắm vững được một số kỹ năng giao tiếp và áp dụng nó một cách đúng đắn và phù hợp thì sẽ có được sự thuận lợi trong công việc và cuộc sống, tỉ lệ thành công cao hơn những người giao tiếp kém. Vì vậy, học nghệ thuật giao tiếp để thành công cũng quan trọng không kém so với học kiến thức. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, xã hội đang phát triển theo hướng mở. Người giao tiếp giỏi sẽ có nhiều cơ hội.
[Shortcode code=DuongLT.01]
[Shortcode code=HieuNHK.07]
[Shortcode code=HieuNHK.10]
Giao tiếp có 4 chức năng cơ bản : Kiểm soát – Tạo động lực – Bày tỏ cảm xúc – Thu nhận thông tin.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố sau:
Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp. Ngôn ngữ hình thể sẽ mang lại hiệu quả cao. Hãy chú ý đến người đối diện và giữ thái độ bình tĩnh. Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt một cách thông minh, hướng họ quan tâm đến những gì mình nói và thể hiện sự tôn trọng lúc họ trình bày.
Nếu giao tiếp mà học thuật thế bạn có cảm thấy khó áp dụng không nào? Để thực tế hơn, edumall xin gửi đến “Khóa Học Kỹ Năng Giao Tiếp Và Ứng Xử Hiệu Quả”. Để được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành các bài tập thực tế để cải thiện, nâng cao và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.
[Shortcode code=DuongLT.01]
[Shortcode code=HieuNHK.07]
[Shortcode code=HieuNHK.10]
Cách bạn đứng, biểu cảm trên khuôn mặt, ánh mắt… đều ảnh hưởng đến ấn tượng của người khác dành cho bạn. Hãy để ý đến những ngôn ngữ cơ thể của mình và điều chỉnh chúng.
Luôn nhìn vào mắt (hoặc điểm giữa của hai mắt) khi bạn nói chuyện, mỉm cười nhiều hơn, bắt tay niềm nở. Giữ thẳng lưng và đầu ngẩng cao. Tránh những biểu hiện như khoanh tay trước ngực hoặc bắt chéo chân vì như vậy bạn đang gửi tín hiệu phòng thủ đến người đối diện.
Khi nghe tốt, bạn có thể cải thiện rất nhiều các mối quan hệ và tương tác xã hội, khả năng tạo ảnh hưởng, thuyết phục và đàm phán cũng nhờ đó mà được nâng cao.
Để cho thấy sự chú ý lắng nghe của mình, bạn hãy kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể của bạn: gật đầu, mỉm cười và phản hồi một cách có suy nghĩ.
Xung đột là không thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ và học cách để xử lý xung đột là cần thiết để nuôi dưỡng mối quan hệ ấy một cách lành mạnh. Khi bạn đã kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể truyền đạt ý kiến và nhu cầu của mình mà không làm người khác tổn thương.
Hoá giải xung đột cũng có nghĩa là bạn có thể tha thứ và quên đi lỗi lầm của người kia, bạn chấp nhận thoả hiệp để không phá hỏng mối quan hệ của mình.
Khi bạn cố khoác lên mình những thông tin sai lệch, những phẩm chất không phải là bạn, hầu hết mọi người đều biết (nhưng sẽ không nói để bạn biết thôi). Sao phải làm như vậy?
Hãy cứ cho mọi người thấy con người thật của bạn, một cách chân thành và đáng tin thì mối quan hệ đó sẽ còn đi xa nữa.
Sở dĩ, giao tiếp là hoạt động cho – nhận qua lại giữa 2 người. Vậy nên, việc bạn thấu hiểu cảm xúc của mình và của người khác sẽ giúp cho cuộc nói chuyện được điều chỉnh phù hợp. Bạn hãy tìm hiểu và rèn luyện thêm về trí thông minh cảm xúc.
Nếu bạn nói chuyện lí nhí, quá nhỏ nhẹ hay lớn tiếng, nuốt chữ với giọng lè nhè “ừm, à, ồ…”, người nói chuyện với bạn sẽ khó nắm bắt hết thông điệp mà bạn muốn nói. Hãy rèn luyện cách phát âm và khả năng chọn lọc từ ngữ khi nói của bạn.
Ghi âm lại giọng nói của mình để nghe lại xem ngữ điệu và âm lượng khi nói của bạn thế nào. Đứng thẳng, vai mở ra sau để lồng ngực không bị chèn ép và có lượng hơi tốt hơn khi nói. Hãy nói chậm và bình tĩnh.
Cách tốt nhất để biết nhiều hơn về ai đó là lắng nghe họ và hỏi những câu hỏi có giá trị. Việc này khiến họ cảm thấy được lắng nghe và có được sự liên kết thân mật với bạn.
Nhưng nhớ đừng quá kiệm lời và im lặng nhé, không ai muốn phơi bày “ruột gan” cho một người chỉ chòng chọc khai thác thông tin của mình mà.
Phần lớn các mối quan hệ trên đời đều bắt đầu từ những lần bắt chuyện xã giao vu vơ. Việc này không chỉ là đến nói chuyện với một người không quen mà còn phải tạo ra một cuộc nói chuyện tự nhiên và không gây áp lực. Bạn hãy vượt qua chính mình bằng cách tự bắt chuyện với mọi người đã nhé.
Dù là trình bày ý tưởng trong công việc hay chỉ là nói chuyện thông thường, bạn cũng nên lưu ý để chuẩn bị nội dung. Bạn cần biết chính xác điều mình muốn diễn đạt cho người khác. Tiếp đến hãy thu thập các thông tin và lập luận rồi hệ thống lại cho hợp lý.
Đừng cố tỏ ra “nguy hiểm” bằng việc dùng thuật ngữ hay từ ngữ to tát, hãy giữ cho nội dung bạn nói rõ ràng, đơn giản và chính xác. Càng hiểu rõ và có kiến thức về những gì mình nói, bạn sẽ càng tự tin và chắc chắn nhận được sự hứng thú lắng nghe.
[Shortcode code=DuongLT.01]
[Shortcode code=HieuNHK.07]
[Shortcode code=HieuNHK.10]
Chúng ta đã gần như hiểu được vai trò của giao tiếp là phương tiện truyền thông cơ bản nhất của mỗi cá nhân.
Vậy câu hỏi được đặt ra đó là: nếu như giao tiếp bị gián đoạn hoặc biến mất, chúng ta sẽ như thế nào đối với thế giới xung quanh?
Ngừng giao tiếp đồng nghĩa với việc con người quay lưng lại với nhau và sống tách biệt mình với thế giới. Điển hình là đại dịch COVID19 xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề lên chất lượng cuộc sống về mọi mặt.
Do đó, việc tương tác lẫn nhau gặp hạn chế là điều bắt buộc không thể tránh khỏi. Thay vì gặp gỡ và trao đổi trực tiếp, giờ đây mỗi người chỉ có thể dành thời gian trên các nền tảng xã hội như Zoom, Skype, Google Meet và các công cụ phục vụ liên lạc khác.
Ví dụ như một lớp học hoặc một cuộc họp trực tuyến diễn ra trên Zoom, nếu như không được yêu cầu thì hầu như chúng ta có xu hướng tắt camera và micro vì cái chúng ta quan tâm là nội dung chứ không phải sự tương tác.
“Đâu nhất thiết phải thấy mặt nhau?!”, “Thông tin cần họp mới quan trọng hơn.”, “Miễn là mình nắm vững nội dung bài giảng”, và hàng tá suy nghĩ khác mà chúng ta cho rằng hợp lý. Điều này dẫn đến một kết quả, đó là chúng ta dần trốn tránh và nghi ngờ lẫn nhau.
Tim Levine, giáo sư khoa Nghiên cứu truyền thông của trường Đại học Alabama ở Birmingham, đã đưa ra lời khuyên về trường hợp này. Chúng ta nên duy trì liên lạc với bạn bè, người thân và các mối quan hệ đồng nghiệp trong khoảng thời gian này nhiều nhất có thể, dù chỉ qua điện thoại, màn hình máy tính, email đi nữa.
Củng cố cảm xúc tích cực, lòng tin từ mọi người để duy trì hiệu suất cao là điều luôn được khuyến khích. Phương tiện truyền thông luôn có ảnh hưởng nhất định đến việc duy trì tiến độ công việc của mọi người trong một tương lai gần. Tuy nhiên điều đó vẫn sẽ không thay thế hoàn toàn hình thức cơ bản quan trọng và duy nhất đó là giao tiếp đối mặt.
[Shortcode code=DuongLT.01]
[Shortcode code=HieuNHK.07]
[Shortcode code=HieuNHK.10]
Vậy là ở bài viết trên Edumall đã cùng bạn tìm hiểu về nghệ thuật giao tiếp, để hiểu về các chức năng và các phương tiện cơ bản khi giao tiếp. Edumall đã mách cho bạn 9 kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp, cùng những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp. Chúc bạn thành thạo nghệ thuật giao tiếp ứng xử để tiến đến thành công trong công việc và đời sống.
Admin
Link nội dung: https://caigihay.vn/nghe-thuat-giao-tiep-ung-xu-giup-ban-thanh-cong-1732348505-a9568.html