Dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em

Admin
Zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là Varicella gây ra. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ em.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Zona thần kinh là một bệnh do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi là Varicella gây ra. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ em.

Sau khi trẻ bị thủy đậu, virus Varicella zoster không mất đi hoàn toàn mà vẫn còn tồn tại trong cơ thể trẻ, chúng trú ngụ trong các dây thần kinh cảm giác ở trạng thái ngủ yên. Khi trẻ bị stress, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị bệnh bằng tia xạ,... virus có thể tái hoạt động và gây bệnh Zona (còn gọi là bệnh giời leo hoặc bệnh zona thần kinh).

Bệnh zona thường kéo dài 2-4 tuần và có tính lây nhiễm cao. Bệnh có thể lây truyền từ người đang nhiễm zona sang những người trước đây chưa từng mắc thủy đậu, thay vì bệnh zona, những người này sẽ mắc bệnh thủy đậu. Và khi đã bị thủy đậu, người bệnh sẽ có nguy cơ bị zona nhiều lần trong đời.

2. Các biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Các biểu hiện bệnh zona ở trẻ em rất đa dạng, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.

2.1 Về triệu chứng chung

Da có cảm giác bị căng, bỏng, ngứa, nhức hoặc đau nhói. Sau đó 1-3 ngày, xuất hiện các mụn nước màu hồng mọc thành chùm ở ngay các vị trí da bị đau nhức. Các mụn nước này thường chỉ xuất hiện ở một nửa bên cơ thể như một bên lưng, ngực hoặc một nửa bên mặt, rất hiếm khi xuất hiện ở cả hai bên. Các mụn nước này phát triển to thành các mụn rộp đầy mủ, vỡ ra và đóng vảy trong 10-12 ngày. Sau 2-3 tuần, các vảy sẽ khô dần, rơi ra và để lại sẹo. Trong thời gian mắc zona, trẻ sẽ có triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, ngứa, đau nhức, mệt mỏi.


Khi bị zona, trên bề mặt da của trẻ sẽ xuất hiện mụn nước, ngứa và đau nhói

Khi bị zona, trên bề mặt da của trẻ sẽ xuất hiện mụn nước, ngứa và đau nhói

2.2 Các vị trí zona thường gặp

Các vị trí zona thường gặp trên mặt trẻ là: tai, mắt, miệng.

  • Zona thần kinh ở tai: Từ vùng da tai bị đau rát dần xuất hiện những mụn nước rải rác trên nắp tai, cửa ống tai. Tai bị đau dữ dội, cảm giác rát như bị bỏng, cảm giác khó chịu lan dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước tai và sau tai. Không những ảnh hưởng đến chức năng nghe, đôi khi cảm giác đau từ tai lan xuống miệng, họng, lưỡi làm người bệnh khó khăn trong ăn uống.
  • Zona thần kinh ở miệng: Các mụn nước nhỏ hình bầu dục hoặc hình tròn, mọc rải rác hoặc thành dải chạy dọc theo viền môi trên hoặc dưới, gây ngứa và đau rát ở môi. Không những gây nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt thường ngày mà còn ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.
  • Zona thần kinh ở mắt trẻ em: Những mụn nước xuất hiện rải rác hoặc thành dải xung quanh trên mắt, mi mắt, trán, mũi trẻ. Các mụn nước này có thể xuất hiện đồng thời hoặc vài tuần sau khi vết rộp da biến mất. Một số trẻ chỉ có triệu chứng ở mắt kèm triệu chứng đau đớn, khó chịu mà không có mụn nước toàn thân. Trẻ có cảm giác mỏi mắt, đau mắt kiểu bỏng rát hoặc đau nhói, mờ mắt, khi bệnh phát triển nặng, mắt có thể bị tê liệt, hoại tử kết mạc, giác mạc, mù mắt vĩnh viễn.

2. Làm gì khi phát hiện dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em?

Zona là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhiều trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ bị nhầm là zona. Tuy nhiên, vì các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt trên mắt, nên các bậc cha mẹ không được chủ quan. Khi nghi ngờ trẻ đang có các biểu hiện của zona, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị.

  • Các thuốc kháng virus được chỉ định trong điều trị zona sẽ có tác dụng tốt khi được sử dụng sớm. Thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen sẽ giúp trẻ giảm đau, chống viêm. Ngoài ra một số thuốc bôi ngoài gia có thể được sử dụng nhằm giảm ngứa, giảm đau tại chỗ, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
  • Trong thời gian trẻ bị zona, cha mẹ nên tăng cường dinh dưỡng, chế độ ăn giàu rau quả tươi để tăng sức đề kháng cho trẻ, giữ vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục.
  • Khi bị bệnh zona, người bệnh hãy cố gắng tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn truyền nhiễm, khi người bệnh có mụn nước trên da. Tuyệt đối không nên gãi mạnh khiến vết thương lây lan sang các vị trí khác.
  • Người bệnh nên giữ gìn và tránh trầy xước ở vị trí phát ban. Rửa tay sau khi chạm vào phát ban.
  • Tiêm vắc-xin bệnh thủy đậu là một trong những biện pháp phòng ngừa được bệnh zona. Việc tiêm vắc-xin có thể giảm nguy cơ mắc bệnh zona tới hơn 50% và có thể làm giảm tỷ lệ tổn thương thần kinh dài hạn tới hơn 66%.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Zona

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (097.738.1982)